Theo các nhân viên chuyển nhà, chuyển văn phòng Kiến Vàng, việc chuyển nhà trong thời buổi dịch vụ hiện nay đã không còn là điều quá khó khăn vất vả như những năm trở về trước khi nhiều người càng ngày càng có xu hướng ưu tiên lựa chọn dịch vụ chuyển nhà trọn gói thay vì tự mình chuyển nhà như trước.
Tuy nhiên với những gia đình có ít đồ đạc và thời gian rảnh rỗi nhiều có thể tự chuyển nhà, dọn dẹp đồ đạc thì trong quá trình đóng gói các vật dụng khi chuyển nhà, bạn cần nắm vững một số bí quyết đóng gói đồ đạc dưới đây để có thể tiết kiệm công sức, chi phí và công sức.
Kinh nghiệm 1: Tìm hiểu kỹ càng tính chất vật dụng
Kinh nghiệm đóng gói đồ đạc đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó chính là hãy chú ý tìm hiểu tính chất vật dụng đồ đạc của các bạn một cách thật kỹ càng. Dựa trên sự tìm hiểu này, các bạn sẽ lựa chọn được hình thức đóng gói, vật dụng đóng gói phù hợp nhất giúp cho đồ đạc của bạn tránh khỏi các hỏng hóc, trục trặc trong quá trình vận chuyển.
Đóng gói đồ đạc đúng cách khi chuyển nhà rất quan trọng
Ví dụ như đối với các đồ thủy tinh mỏng manh dễ vỡ, nhờ có sự tìm hiểu về tính chất vật dụng mà bạn sẽ biết cần đóng gói các đồ đạc này với nhiều lớp giấy gói, hoặc có đệm mút chống va đập để khi di chuyển các đồ thủy tinh này không bị rơi vỡ hay rạn nứt. Đây cũng là kinh nghiệm mà các nhân viên chuyển nhà trọn gói Hà Nội Kiến Vàng muốn chia sẻ với bạn.
Kinh nghiệm 2: Chọn lựa hình thức đóng gói đồ đạc phù hợp nhất
Sau khi đã tìm hiểu về tính chất đồ đạc, các gia chủ có thể tiến hành lựa chọn các hình thức đóng gói sao cho có độ tương thích và phù hợp với từng loại đồ đạc, để quá trình vận chuyển đồ đạc diễn ra được nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo an toàn cho các đồ vật của bạn.
Ví dụ như khi bạn đóng gói bộ bàn ghế ăn cơm của gia đình, bạn có thể sử dụng thêm màng co để tránh làm trầy xước bộ bàn ghế cũng như đảm bảo cho bộ bàn ghế của gia đình bạn không bị bám bụi bẩn trong quá trình vận chuyển đến nhà mới.
Kinh nghiệm 3: Đánh dấu các thùng chứa đồ
Một kinh nghiệm nữa mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó chính là việc đánh dấu và ghi chú từng đồ đạc có trong thùng chứa đồ sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được số lượng đồ đạc của mình khi chuyển đến nhà mới, tránh thất lạc đồ đạc.
Trên đây là 3 kinh nghiệm đóng gói đồ đạc đúng cách khi chuyển nhà mà bạn có thể tham khảo. Trong trường hợp bạn muốn thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói thì bạn chỉ cần liên hệ Hotline các nhân viên Kiến Vàng sẽ ngay lập tức hỗ trợ bạn.
Chính vì lý do này mà ngay cả khi đã thuê dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng, bạn cũng cần lưu ý đến việc phân loại hồ sơ tài liệu, sắp xếp và bảo quản chúng như thế nào khi chuyển đến văn phòng mới, để hạn chế tối đa tình trạng thất lạc hồ sơ không đáng có.
Nhằm giúp các nhân viên văn phòng có thể chủ động trong việc kiểm soát số lượng hồ sơ tài liệu cần vận chuyển đến văn phòng mới, cũng như tránh việc làm mất mát hồ sơ, tài liệu quan trọng, trong bài viết dưới đây, Kiến Vàng sẽ chia sẻ với các bạn một số lưu ý khi phân loại hồ sơ cần chú ý. Mời các bạn theo dõi!
Mách bạn cách phân loại hồ sơ tài liệu khi chuyển văn phòng
Phân loại đồ đạc văn phòng nói chung và hồ sơ, giấy tờ, tài liệu nói riêng là một việc vô cùng quan trọng. Số lượng hồ sơ, tài liệu của công ty nào, dù là mới thành lập hay đã hoạt động nhiều năm thì cũng đều rất lớn, do đó, bạn không thể bỏ qua khâu phân loại hồ sơ, vì nếu làm vậy, bạn rất có thể rơi vào tình trạng hồ sợ bị thiếu, mất mát, hay phải tìm kiếm rất mất thời gian.
Ngoài ra, nếu không phân loại hồ sơ trước khi đóng gói thì khi chuyển đồ đạc đến văn phòng mới nếu phải sắp xếp lại ở trụ sở mới thì bạn sẽ phải đối mặt với một công việc vô cùng phức tạp và mệt mỏi, thậm chí làm phát sinh những nhầm lẫn tai hại.
Do đó, đừng đợi đến khi các nhân viên chuyển nhà trọn gói, chuyển văn phòng giá rẻ đến mới phân loại giấy tờ, sổ sách, tài liệu… mà bạn hãy dành thời gian cho việc này trước đó từ 5 ngày đến 1 tuần để phân chia từng loại giấy tờ sao cho thật chính xác và dễ dàng tìm kiếm khi bạn chuyển đến văn phòng mới.
Bạn nên kiểm tra lại số lượng tài liệu hiện có là bao nhiêu, và thống nhất cách phân chia, theo năm, theo lĩnh vực hoặc theo mức độ quan trọng, sử dụng nhiều hay ít. Nếu bạn có nhiều người phụ giúp phân loại thì nên phổ biến và thống nhất trong nhóm để tránh việc mỗi người sắp xếp một kiểu gây khó khăn khi tìm kiếm.
Bạn có thể sử dụng kẹp tài liệu chuyên dụng với nhiều màu sắc để phân biệt từng chồng hồ sơ, sổ sách, tài liệu của mình… hoặc bất cứ một hình thức ghi nhớ, đánh dấu nào khác đều được. Dù mất thêm chút thời gian nhưng nó lại giúp bạn dễ dàng tìm kiếm tài liệu khi cần.